Nhầm lẫn Bolero_Việt_Nam

Vì được sử dụng phổ biến nhất trong các ca khúc dòng nhạc vàng, điệu Bolero bị nhầm lẫn với khái niệm nhạc vàng (dùng hoán chuyển như tên gọi thay thế cho nhau). Nhiều người xem nó như một dòng nhạc riêng biệt và thường gọi là dòng nhạc Bolero hoặc dòng nhạc trữ tình - Bolero.

Điệu nhạc này có nguồn gốc từ Mỹ Latinh và Tây Ban Nha, nhưng du nhập vào Việt Nam là từ Mỹ Latinh. Điệu Bolero trên thế giới được các nhạc sĩ áp dụng sáng tác trong cả nhạc cổ điển (nhạc nghệ thuật) lẫn nhạc đại chúng/ nhạc nhẹ. Ở Việt Nam nó hay được áp dụng sáng tác cho nhạc nhẹ.

Điệu Bolero không chỉ có trong nhạc vàng, mà cả ở các thể loại khác. Nhiều sáng tác của một số nhạc sĩ nhạc đỏ như Thế Hiển, Trần Hoàn, Thuận Yến, Vũ Hoàng... là theo điệu Bolero, ví dụ bài Miền Trung nhớ Bác của Thuận Yến. Một số nhạc sĩ chế độ cũ lại sáng tác Bolero theo phong cách mới, như Trần Thiện Thanh với Chiếc áo bà ba, Tô Thanh Tùng với Tình cây và đất, Trúc Phương với Chín dòng sông hò hẹn... Các sáng tác này đậm chất dân ca Nam Bộ, có một số nét khác với nhạc vàng trước 1975 thì ngoại đậm chất dân ca và tinh thần tập thể, là quãng âm cao rộng, làm cho nhạc sáng hơn, tươi hơn. Một số bài Bolero về sau thậm trí có thể hát theo lối Bel Canto. Bolero cũng có thể vận dụng trong sáng tác nhạc trẻ. Nhạc sĩ Đức Huy ở hải ngoại có một số bài Bolero chất Tây phương, vừa nhẹ nhàng lại trẻ trung. Một số ca khúc Pop Ballad hiện nay cũng có thể hát theo điệu Bolero hay sáng tác trên nền Bolero.

Đặc trưng của Bolero khi vào Việt Nam, được Việt hóa, là nó rất hợp với lối nói phát âm của người Việt, đặc trưng hát theo kiểu truyền thống, ngân rung đổ hột, làm cho bài hát vừa dễ hát vừa dễ thuộc. Ngoài ra nó còn rất hợp với chất cải lương, để hát tân cổ.

Có một thực tế là có thể bài hát ban đầu được viết theo Bolero, nhưng ca sĩ có thể hát theo điệu khác, thậm trí theo một phong cách khác hẳn với phong cách truyền thống. Những hiện tượng này rất phổ biến trong sinh hoạt âm nhạc nói chung.

Tên gọi "dòng nhạc Bolero" xuất hiện vào 2013 (thời điểm gameshow Solo cùng Bolero ra mắt), mục đích chính là tránh những từ như nhạc sến hay nhạc vàng, để chỉ những ca khúc sáng tác trước 1975 (và các sáng tác về sau tiếp nối) cùng mang một không khí giống nhau dù điệu khác nhau.